Tăng thêm thu nhập từ phong trào cải tạo vườn tạp

Thứ năm - 27/03/2025 10:16
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện An Lão đã đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân về mục đích của việc cải tạo vườn tạp gia đình; hướng dẫn bà con kỹ thuật cải tạo vườn tạp, phát triển những loại cây trồng cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Bà Võ Thị Thu Ninh, thôn Vạn Khánh, xã An Hòa tăng thu nhập từ cải tạo vườn tạp trồng bí đao, mướp và các loại rau màu khác.
Bà Võ Thị Thu Ninh, thôn Vạn Khánh, xã An Hòa tăng thu nhập từ cải tạo vườn tạp trồng bí đao, mướp và các loại rau màu khác.
Gia đình bà Võ Thị Thu Ninh, thôn Vạn Khánh, xã An Hòa có đất vườn khá rộng. Trước đây, gia đình bà chủ yếu trồng bắp 1 vụ, thời gian còn lại đều bỏ trống đất. Bà Ninh cho biết: Đất đai kém màu mỡ, lại thiếu nước tưới nên gia đình tôi cũng không chú trọng trồng trọt trên diện tích đất vườn. Đầu năm 2023, được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ Hội Nông dân xã, gia đình tôi đã tiến hành cải tạo trên 800 m2 đất vườn để trồng các loại rau, đậu. Thiếu nước thì mình chăm chỉ tưới, đất cằn thì chịu khó bón các loại phân chuồng, phân xanh để cải tạo. Cứ thế, mùa nào thức nấy, vườn rau của gia đình luôn xanh tốt với đủ các loại rau: Bí đao, mướp, khổ qua, rau bí, rau ngót, các loại đậu... Không chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình mà còn có rau để bán thường xuyên. Một tháng, thu nhập từ việc bán rau cũng đem về cho gia đình tôi từ 2 - 3 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn chăn nuôi thêm gà và lợn để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình.

Cải tạo vườn tạp theo mô hình vườn - ao - chuồng cũng là cách làm hiệu quả đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm cho gia đình chị Đinh Thị Giang, ở thôn 2, xã An Hưng. Với diện tích đất vườn rộng 5.000 m2, gia đình chị đã quy hoạch làm 4 phần, gồm phần dành cho chăn nuôi lợn, gà, phần dành để trồng rau xanh, phần trồng cây ăn quả và khu vực ao nuôi cá. Trong đó, khu vực trồng rau gia đình chị tập trung trồng các loại rau theo mùa; khu vực chăn nuôi lợn được xây kiên cố, khép kín với hệ thống xử lý chất thải, quy mô từ 50 - 100 con/lứa. Khu vực trồng cây ăn quả chủ yếu trồng giống cây bản địa có giá trị kinh tế cao như bưởi, dừa, cam. Còn diện tích gần 1.000 m2 mặt nước được gia đình chị thả các loại cá chép, Mè, Rô phi... Với cách làm bài bản, khoa học cùng sự chăm chỉ, mỗi năm gia đình chị Giang có thu nhập hơn 100 triệu đồng nhờ cải tạo vườn tạp.

Chị Đinh Thị Giang chia sẻ: Gia đình có diện tích đất vườn rộng, nhưng trước đây chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ và trồng rau để phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nên giá trị kinh tế thấp. Được sự tuyên truyền, hỗ trợ của Hội Nông dân xã giúp gia đình xây dựng quy hoạch, bố trí khu vườn, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay mô hình bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Việc cải tạo vườn được thực hiện bài bản, diện tích đất vườn sau cải tạo có sự thay đổi rõ rệt, giá trị kinh tế cũng cao hơn gấp nhiều lần so với trước đây, đó chính là hiệu quả thiết thực mà chương trình cải tạo vườn tạp mang lại cho người dân chúng tôi.

Được biết, toàn huyện An Lão có hơn 2.400 hộ thực hiện cải tạo vườn tạp với tổng diện tích vườn đã được cải tạo trên 140 ha. Đến hết năm 2024, có hơn 500 vườn đã cho hiệu quả kinh tế với thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/hộ/năm, cao gấp 2-3 lần so với trước thời điểm chưa thực hiện cải tạo vườn tạp, giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Việc cải tạo vườn tạp đã thực sự đi vào đời sống của nhân dân, làm thay đổi đáng kể nhận thức của người dân, không gian sinh sống của hộ gia đình được sắp xếp lại hợp lý, khoa học, ngăn nắp; thôn xóm sạch, đẹp; tác động tích cực đến chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Ông Lê Hoàng Hiền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Lão cho biết: Để chương trình cải tạo vườn tạp ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả, thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền về lợi ích và sự cần thiết của cải tạo vườn tạp nhằm nâng cao tính chủ động thực hiện trong hội viên, nông dân, phát triển kinh tế vườn hộ. Định hướng cho các hộ đưa cây, con có năng suất, chất lượng, phù hợp điều kiện thực tế vào sản xuất. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và kiến thức làm vườn cho người dân, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân./.

Diệp Thị Diệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hoc tap
VĂN BẢN

110 - KH/HNDT

KẾ HOẠCH Tổ chức Giải thưởng báo chí “Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Bình Định” - năm 2025

Thời gian đăng: 27/02/2025

lượt xem: 21 | lượt tải:12

118-CV/BTGDVTW

Đề cương tuyên truyền Kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thời gian đăng: 28/02/2025

lượt xem: 23 | lượt tải:13

24-HD/HNDT

Hướng dẫn công tác tuyên truyền năm 2025

Thời gian đăng: 05/02/2025

lượt xem: 30 | lượt tải:31

07 - CTr/HNDT

Chương trình trọng tâm năm 2025

Thời gian đăng: 07/02/2025

lượt xem: 33 | lượt tải:45

23-HD/HNDT

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập ĐCSVN (03/02/1930-03/02/2025

Thời gian đăng: 21/01/2025

lượt xem: 27 | lượt tải:42
HNDVN
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay116
  • Tháng hiện tại652
  • Tổng lượt truy cập86,073
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây