Khởi nghiệp từ dự án Trồng cây bạc hà chiết xuất tinh dầu

Thứ hai - 16/12/2024 16:06
Tận dụng khả năng hiểu biết về lĩnh vực chưng cất tinh dầu từ cây dược liệu quý trong thiên nhiên và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường, ông Nguyễn Hải Đăng, ở xóm 8 khu phố Dương Liễu Nam, thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ đã nỗ lực quyết tâm làm giàu bằng mô hình trồng cây bạc hà và sản xuất tinh dầu.
Ông Nguyễn Hải Đăng  bên lò chưng cất tinh dầu
Ông Nguyễn Hải Đăng bên lò chưng cất tinh dầu
Trước đây ông Đăng có quá trình công tác tại Công ty Dược phẩm Dược Liệu Nghĩa Bình, rồi Công ty cổ phần dược và thực phẩm Bình Định và nghỉ hưu từ năm 2014. Qua mấy năm nghỉ hưu ông nhận thấy đã lãng phí quá nhiều thời gian, trong khi khả năng hiểu biết về lĩnh vực chưng cất tinh dầu từ cây dược liệu quý trong thiên nhiên cộng với niềm đam mê sản xuất, ông đã nảy sinh suy nghĩ lập phương án sản xuất các loại tinh dầu từ thiên nhiên như tinh dầu khuynh diệp (cây bạch đàn), tinh dầu tràm (thân và lá cây tràm), tinh dầu sả Java (thân và lá cây sả Java của Indonesia), tinh dầu bạc hà, ….

Năm 2022, qua nghiên cứu tài liệu những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư, Tiến sĩ  Đỗ Tất Lợi viết về những cây dược liệu quý, trong đó có cây bạc hà nam, thành phần chính có chứa hàm lượng lớn Menthol và Menthon. Cây bạc hà được sử dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. Hàng trăm năm trước ngành dược các nước phương Tây và phương Đông đã sử dụng trong đông y và tây y, ông nhận thấy việc chế biến tinh dầu từ cây dược liệu phù hợp với thổ nhưỡng và có thể phát triển tại địa phương nơi ông đang sinh sống.

Theo chân ông Đăng đi thăm khu trồng cây dược liệu của gia đình, tôi được ông chia sẻ, hiện nay người dân địa phương đã đưa vào trồng cây bạc hà trên diện tích các vùng ruộng cao không trồng lúa được và trồng trên các gò đồi ven khu dân cư. Bên cạnh đó, ông đã tận dụng diện tích đất của bà con nông dân không sản xuất, đứng ra thuê lại, đưa vào trồng một số cây dược liệu để chưng cất tinh dầu như: bạc hà, tràm, xả, ngải cứu… Sau gần một năm nghiên cứu chưng cất tinh dầu và thử nghiệm sản xuất, ông đã mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng xây nhà xưởng 80m2, xây dựng lò nấu tinh dầu và tự chế tạo hệ thống thùng nấu dung tích 200 lít và 500 lít  để chưng cất tinh dầu.

Với giá thu mua là 2.000 đồng/kg lá bạch đàn; 5.000 đồng/kg cây bạc hà, cây mùi… , nhiều người dân có thêm thu nhập, góp phần phát triển nghề trồng cây dược liệu trên địa bàn. Đến nay, đã có 3 hộ trong xã liên kết với gia đình ông Đăng trồng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 6.000 m2 trồng các cây dược liệu: cây bạc hà, hương nhu, cây mùi…để chưng cất, chiết xuất tinh dầu.

Các công đoạn chưng cất tinh dầu gồm: đưa nguyên liệu vào nồi hơi, đổ nước ngập, đốt lò củi trong 2 – 3 tiếng để hơi nước bốc lên. Thông qua hệ thống ống lọc, hơi bay lên ngưng tụ. Hỗn hợp tinh dầu và nước thu được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly thu được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm.

Trung bình 1 tháng, gia đình ông chưng cất 10 nồi, thu khoảng 15 lít tinh dầu. Không chỉ dừng ở việc mang lại lợi nhuận cho gia đình mà mô hình kinh tế hiệu quả này còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Hiện tại sản phẩm đã đến với người dùng trong phạm vi gia đình hàng xóm và người thân quen các lọ tinh dầu thành phẩm 5ml, 10ml tinh dầu bạch đàn (Khuynh diệp); tinh dầu Tràm; tinh dầu sả Java., với giá 10.000 – 15.000 đ/sản phẩm, 1 lít tinh dầu/3 triệu. Hàng năm, xưởng sản xuất tinh dầu của ông cho sản lượng hơn 200 kg tinh dầu các loại, doanh thu 270 triệu đồng, trừ chi phí còn hơn 150 triệu đồng.

Ông Đăng chia sẻ: Các cây dược liệu như hương nhu, bạc hà,… dễ trồng, chi phí sản xuất thấp, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả lại cao hơn nhiều so với trồng lúa, và các cây rau màu khác. Các cây dược liệu gia đình trồng dùng để chưng cất tinh dầu đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ nên rất an toàn. Sản phẩm tinh dầu dùng để chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp với thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Được biết, dự án Trồng cây bạc hà chiết xuất tinh dầu của ông tham gia Cuộc thi “Nông dân khởi nghiệp sáng tạo” tỉnh Bình Định lần thứ III - năm 2024, đã đạt giải khuyến khích.  “Khi nhận được những lời nhận xét chân thành và tâm huyết của Ban Giám khảo, bản thân tôi rất vui và hãnh diện vì tuy tuổi đã cao, nhưng tôi đã nghiên cứu chế tạo sản phẩm chất lượng phục vụ sức khỏe cho mọi người và đã được công nhận. Đây cũng là động lực để tôi tiếp tục điều chỉnh và phát triển sản phẩm để được mọi người đón nhận nhiều hơn, có thể trở thành một trong những đặc sản của tỉnh nhà trong tương lai” - ông Nguyễn Hải Đăng đã chia sẻ./.

Phan Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hoc tap
VĂN BẢN

1731-CV/BTGTU

Đề cương: Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thời gian đăng: 23/12/2024

lượt xem: 6 | lượt tải:3

547 - CV/HNDT

Phát động Hội thi "Sáng tạo nhà nông" tỉnh Bình Định năm 2025

Thời gian đăng: 02/12/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:8

736-HD/VPTWH

Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của HND.VN

Thời gian đăng: 05/12/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:9

20-HD/HNDT

Hướng dẫn thực hiện về công nhận danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp theo quyết định số 1891-QĐ/HNDTW ngày 20/02/2024 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Thời gian đăng: 06/11/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:37

19-HD/HNDT

Đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức Hội Nông dân các cấp

Thời gian đăng: 22/10/2024

lượt xem: 44 | lượt tải:26
HNDVN
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay249
  • Tháng hiện tại12,031
  • Tổng lượt truy cập30,336
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây