Tăng thu nhập từ mô hình nuôi heo đen

Thứ tư - 11/12/2024 14:04
Ngoài việc làm nương rẫy, trồng lúa, những năm qua, ông Đinh Văn Rơm hội viên nông dân ở khu phố 2, thị trấn An Lão còn nuôi heo đen địa phương để bán thịt và giống, nhờ vậy kinh tế gia đình ngày càng ổn định.
Mô hình nuôi heo đen đã góp phần giúp gia đình ông Đinh Văn Rơm (khu phố 2, thị trấn An Lão) phát triển kinh tế.
Mô hình nuôi heo đen đã góp phần giúp gia đình ông Đinh Văn Rơm (khu phố 2, thị trấn An Lão) phát triển kinh tế.
Đến thăm nhà của ông Đinh Văn Rơm trong lúc ông đang cho đàn heo đen ăn. Ông Rơm chia sẻ, trước đây gia đình ông có 2 ha đất vườn đồi trồng các loại cây ngắn ngày và ba sào đất trồng lúa. Tuy nhiên năng suất mang lại thấp, phải đi làm thuê, cuộc sống khó khăn kéo dài.

Năm 2015, được chính quyền địa phương và Hội Nông dân thị trấn tuyên truyền, vận động, ông đã mạnh dạn chuyển đổi 0,5 ha đất vườn đồi để làm trang trại nuôi heo đen. Theo phong tục tập quán của người Hre thì nuôi heo đen bản địa thường được bà con thả rông để tự chúng tìm kiếm thức ăn quanh vườn. Heo đen bản địa có đặc tính là ăn tạp, dễ nuôi, thịt heo đen rắn chắc, ít mỡ. Người nuôi chỉ cho heo ăn mấy loại rau, cỏ quanh nhà. Bên cạnh đó, ông Rơm còn trộn cám cùng với rau củ, chuối băm nhuyễn cho cả đàn ăn. Để đàn heo phát triển tốt, hàng năm ông Rơm tham gia các lớp tập huấn chăm sóc và tiêm phòng định kỳ do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Hội Nông dân tổ chức.

Ông Đinh Văn Rơm cho biết: Heo nhà tôi một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa trên 20 heo con, bán với giá hơn 3 triệu đồng/cặp heo giống, 150.000 đồng/kg heo thịt như vậy thu nhập từ bán heo đen khoảng từ 60 - 80 triệu đồng/năm. Heo con khi vừa sinh đã có nhiều người đến đặt trước và học hỏi kinh nghiệm nuôi heo.

Theo ông Rơm, heo đen bản địa dễ nuôi, sức đề kháng tốt, không mất nhiều công chăm sóc, thu nhập lại cao gấp nhiều lần so với làm rẫy, trồng lúa nên thời gian qua ông đã tập trung nuôi và sắp tới sẽ mở rộng thêm trang trại của gia đình. “Nhờ mô hình nuôi heo đen, gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống không còn khó khăn như trước, con cái được đến trường đầy đủ” ông Rơm vui vẻ nói.

Theo ông Đinh Văn Lang, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn An Lão, trên địa bàn thị trấn có nhiều mô hình nông nghiệp như nuôi bò lai sinh sản, trồng cây ăn quả..., trong đó, mô hình nuôi heo đen của ông Đinh Văn Rơm là mô hình tiêu biểu. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục vận động bà con áp dụng những mô hình mang lại kinh tế hiệu quả, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm giúp bà con dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm hướng đến giảm nghèo bền vững./.

Diệp Thị Diệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hoc tap
VĂN BẢN

1731-CV/BTGTU

Đề cương: Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thời gian đăng: 23/12/2024

lượt xem: 6 | lượt tải:3

547 - CV/HNDT

Phát động Hội thi "Sáng tạo nhà nông" tỉnh Bình Định năm 2025

Thời gian đăng: 02/12/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:8

736-HD/VPTWH

Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của HND.VN

Thời gian đăng: 05/12/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:8

20-HD/HNDT

Hướng dẫn thực hiện về công nhận danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp theo quyết định số 1891-QĐ/HNDTW ngày 20/02/2024 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Thời gian đăng: 06/11/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:37

19-HD/HNDT

Đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức Hội Nông dân các cấp

Thời gian đăng: 22/10/2024

lượt xem: 44 | lượt tải:26
HNDVN
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay57
  • Tháng hiện tại11,839
  • Tổng lượt truy cập30,144
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây