Các học viên được đào tạo miễn phí và được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành. Với phương thức cầm tay chỉ việc, các học viên được hướng dẫn các kiến thức chuyên môn tổng quan về khu vực bếp và vệ sinh, an toàn trong khu vực bếp; phương pháp lựa chọn, bảo quản nguyên liệu và kỹ thuật phối hợp nguyên liệu gia vị trong chế biến món ăn; kỹ thuật chế biến, trình bày các món ăn; phương pháp xây dựng thực đơn; hạch toán định mức và tổ chức kinh doanh, dịch vụ đám tiệc...; đối với lớp may Công nghiệp sẽ được tổ chức thực hành nhiều trên máy, làm thử các sản phẩm và được hướng dẫn về kỹ năng cắt, may cơ bản các chi tiết của quần âu nam nữ, áo sơ mi, váy…đến công đoạn hoàn thành một sản phẩm trang phục; lớp điện dân dụng được trang bị kiến thức lý thuyết về nguyên lý hoạt động của các thiết bị dân dụng và thực hành các kỹ năng cơ bản sửa chữa các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của gia đình; lớp học nghề nuôi và phòng trị bệnh cho lợn được giáo viên giảng dạy và hướng dẫn các bài học từ lý thuyết đến thực hành với các nội dung như: cách xây dựng chuồng trại, cách nhận biết đặc điểm các giống lợn để lựa chọn làm giống, cách chăm sóc và phát hiện các loại bệnh thường gặp trên đàn lợn theo từng chu kỳ sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, các học viên còn được thực hành sử dụng các loại thuốc sát trùng, thuốc trị ký sinh trùng, vắc-xin, thuốc kháng sinh...
Việc mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn./.