Tiếp tục thực hiện Chị thị số 40-CT/TW, trên cơ sở Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nêu cao quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại địa phương. Đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện và các tổ chức chính trị - xã hội đang quản lý 216 Tổ TK&VV; đồng thời, tổ chức giao dịch tại 15 điểm giao dịch ở các xã, thị trấn. Các Tổ giao dịch tại xã được trang bị đầy đủ các điều kiện hoạt động, bảo đảm an ninh, an toàn cho phiên giao dịch; nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% thôn, khu phố trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi.
Từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư đến nay, hàng năm, UBND huyện đều quan tâm dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Tính đến ngày 31/5/2024, tổng nguồn ngân sách do UBND huyện trích chuyển sang Ngân hàng CSXH được là 4 tỷ 778 triệu đồng, tạo điều kiện cho 87 hộ vay giải quyết việc làm cho hơn 87 lao động nông thôn.
|
Mô hình ổi của HVND tại huyện Hoài Ân |
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn của huyện. Tính đến nay, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 729,5 tỷ đồng với 10.035 hộ vay vốn. Trong đó, cho vay theo chương trình hộ nghèo 93,9 tỷ đồng/1.326 hộ vay; hộ cận nghèo 110,4 tỷ đồng/ 1.918 hộ; hộ mới thoát nghe2o99,7 tỷ đồng/ 1.492 hộ vay; học sinh, sinh viên 57,2 tỷ đồng/1.291 hộ vay; giải quyết việc làm 198,6 tỷ đồng/3.889 lao động; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 14,7 tỷ đồng/244 hộ vay; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường 102,8 tỷ đồng/5.288 hộ vay; nhà ở xã hội 25,9 tỷ đồng/77 hộ vay; xuất khẩu lao động 4,1 tỷ đồng/81 hộ vay
Nhiều hộ nông dân trên địa bàn sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đã thoát nghèo bền vững. Điển hình như hộ bà Trần Thị Khanh ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây cho biết: Gia đình được Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách của UBND huyện ủy thác để Ngân hàng cho vay giải quyết việc làm, nhờ số vốn ban đầu gia đình đã đầu tư vào trồng và chăm sóc 500 cây bưởi da xanh, đến nay đã có 400 cây cho thu hoạch trái. Số tiền thu được gia đình tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi 40 lợn nái, 300 gà đẻ lấy trứng, 400 heo thịt tạo việc làm thường xuyên cho 03 lao động với mức thu nhập trên 5,5 triệu đồng/ tháng. Từ nguồn thu nhập của gia đình trừ chi phí mỗi năm cũng thu về trên 01 tỷ đồng. Hay hộ ông Trương Thanh Mỹ, thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây thuộc diện hộ cận nghèo, năm 2022 được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 50 triệu đồng, ông đã đầu tư vào trồng 100 cây bưởi da xanh, 36 cây vú sữa lò rèn, 100 cây quýt đường hàng năm cho thu nhập trừ chi phí còn lãi trên 70 triệu đồng; hộ ông Võ Văn Hạnh thôn An Thường 1 xã Ân Thạnh Năm 2021 vay theo diện hộ thoát nghèo 50tr đồng về chăm sóc bưởi và ổi, năm 2022 được Ngân hàng CSXH và Hội Nông dân xã tạo điều kiện tiếp tục cho vay 50 triệu từ nguồn vốn giải quyết việc làm để đầu tư mở rộng diện tích cậy trồng của gia đình. Hiện nay gia đình hiện có 400 gốc ổi và 120 gốc bưởi. hàng năm thu hoạch khoảng 3 tấn ổi, giá khoảng 25-30.000 đồng/1ký, cho thu nhập tốt. Năm 2023 bán được lứa bưởi đầu tiên thu về gần 20 triệu đồng. Tạo việc làm thường xuyên cho 02 lao động địa phương... Đặt biệt sản phẩm ổi của ông đã tham gia hội chợ Nông sản huyện Hoài Ân lần thứ 2 được người tiêu dùng ưa chuộng.
Qua trao đổi, ông Tô Hoài Vũ, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã ban hành; tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng “Hành động nhỏ ý nghĩa lớn”. Đồng thời Ngân hàng tiếp tục đồng hành cùng với Hội đoàn thể và các cơ quan liên quan tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nhất là những chương trình tín dụng mới, tiếp tục tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người dân khi vay vốn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn hiệu quả, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.