Những nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất sản phẩm (dầu phộng, rượu bàu đá, tinh dầu sả, đông trùng hạ thảo, bánh tráng, hàng thủ công mỹ nghệ); Hỗ trợ thiết kế mẫu mã bao bì, mẫu chai, nhãn mác, đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm, in ấn nhãn hiệu, bao bì lần đầu cho cơ sở; Hỗ trợ Sản xuất khuôn và thổi chai thủy tinh, xây dựng hệ thống quản lý và phát triển nhãn hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện phục vụ quảng bá, khai thác giá trị thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm Rượu Bàu Đá cho làng nghề Rượu Bàu Đá Nhơn Lộc; Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu (Logo) cho cơ sở, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc một số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; Hỗ trợ phòng trưng bày sản phẩm… Năm 2023, tỉnh hỗ trợ 82 triệu đồng khen thưởng cho 10 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 4 sao (chủ thể có Giấy chứng nhận đạt OCOP 3 sao 8 triệu đồng và 4 sao 10 triệu đồng);
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ các cơ sở đã đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp hệ thống quy trình sản xuất khép kín, hoàn thiện sản phẩm, mẫu mã bao bì, tem truy xuất nguồn gốc…sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, tham gia trưng bày các sự kiện: Hội chợ, Hội nghị trong tỉnh, cấp Quốc gia, Quốc tế (nước Lào) do các Sở, ban ngành tổ chức đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay thị xã An Nhơn có 46 sản phẩm OCOP, trong đó có 35 sản phẩm đạt 3 sao và 11 sản phẩm đạt 4 sao; Kế hoạch năm 2024, An Nhơn đăng ký 47 sản phẩm, dự kiến 42 sản phẩm đạt 3 sao và 5 sản phẩm đạt 4 sao; Dự kiến nguồn vốn Khoa học & Công nghệ và khen thưởng cho các chủ thể có sản phẩm đạt OCOP năm 2024 với số tiền là 452 triệu đồng.