Với nguồn vốn trên, Hội Nông dân huyện đã giải ngân 22 dự án chăn nuôi và trồng trọt cho 128 hộ vay. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, các cấp Hội Nông dân trong toàn huyện đã tuyên truyền cho cán bộ, hội viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển Quỹ. Từ đó, tạo sự đồng thuận trong việc đóng góp xây dựng Quỹ, với mức từ 20.000 - 50.000 đồng/hội viên/năm. Đối với các hội viên được hỗ trợ vay vốn, Hội thường xuyên kiểm tra, giám sát để đồng vốn vay phát huy hiệu quả, đúng mục đích, nhất là lựa chọn hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho hội viên để áp dụng vào thực tế sản xuất. Từ năm 2015 đến nay, Hội đã phối hợp tổ chức được 40 lớp chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hơn 1.800 lượt hội viên nông dân (trong đó, có 100% số hội viên tham gia thực hiện các dự án vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân và nguồn vốn ủy thác qua các ngân hàng).
 |
Mô hình trồng rau an toàn ở Vĩnh Sơn giúp nông dân tăng thu nhập. |
Nổi bậc trong công tác xây dựng và phát triển nguồn vốn Quỹ HNTD có Hội Nông dân xã Vĩnh Quang là một trong những Hội cấp cơ sở xây dựng được Quỹ HTND cao, tạo điều kiện cho hội viên vay phát triển kinh tế hiệu quả. Ông Nguyễn Phi Quốc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Quang, cho biết “5 năm qua (2015-2020), Hội Nông dân xã Vĩnh Quang đã xây dựng quỹ được trên 82 triệu đồng, cùng với nguồn huyện chuyển về hơn 500 triệu, đã xây dựng 3 dự trồng rau sạch và chăn nuôi bò chất lượng thịt cao cho hội viên vay phát triển kinh tế. Nhờ đó, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lên đáng kể , tỷ lệ hội viên nghèo hằng năm giảm từ 3-5 %”.
Bên cạnh công tác tạo vốn, Hội đã xây dựng 7 tổ hội nghề nghiệp chủ yếu là tổ hội nghề nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, các tổ hội nghề nghiệp này được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện: cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi. Các cấp Hội đã phối hợp với các cấp, các ngành vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương về chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa như: trồng cây keo lai, mì cao sản, điều, chanh dây, ngô lai, bí đỏ, dưa hấu, rau, hoa màu… Qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng tạo làm giàu trên mảnh đất quê hương như: hộ ông Đinh Văn Khuân với mô hình trồng bí đỏ, ngô lai và các loại đậu đổ cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm, hộ ông Võ Văn Nhơn xã Vĩnh Hảo với mô hình nuôi cá nước ngọt trong lồng bè tại Hồ Định Bình thu nhập bình quân từ 250-350 triệu/ năm, hộ bà Võ Thị Thu với mô hình trồng chanh dây, trồng rau sạch và một số cây có giá trị kinh tế cao như cây Mác ca, bời lời đỏ, hộ ông Trịnh Xuân Lời với mô hình trồng ớt, dưa hấu... thu nhập hàng trăm triệu đồng, hộ Đỗ Cộ với mô hình trồng thanh long ruột đỏ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn huyện góp phần giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, diện mạo nhiều vùng nông thôn đổi mới. Đời sống vật chất và tinh thần của hội viên nông dân cơ bản cải thiện.
Thực tế cho thấy, nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân ngoài việc giúp hội viên có vốn phát triển kinh tế, còn góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tiếp cận với việc sản xuất hàng hóa, đã giải quyết cho nông dân vay vốn kịp thời trong phát triển kinh tế, nhờ đó nông dân vào Hội ngày càng đông hơn, phân loại tổ chức Hội hằng năm luôn vững mạnh, là chiếc cầu nối vững chắc giữa nông dân, Chính quyền và cấp ủy Đảng, Hội thực sự thể hiện được vai trò trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân.
Thời gian tới, theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục thực hiên Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn tiếp theo, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND, đồng thời rà soát gia đình hội viên cần vay vốn, xây dựng nhiều dự án mới có tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời; tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân, xây dựng thương hiệu quảng bá, tạo đầu ra cho sản phẩm của nông dân.